Việc mỗi ngày phải nấu vài món cháo dinh dưỡng cho con đổi vị khiến bạn tốn nhiều thời gian song lại không ngon như cháo bán sẵn. Để nấu được bát cháo dinh dưỡng, thơm ngon cho bé, bạn đừng bỏ qua những bí quyết của Hello Bacsi nhé.

Muốn có bát cháo dinh dưỡng thơm ngon cho bé, bạn cần chú ý đến nguyên liệu. Nguyên liệu tươi ngon, giàu dưỡng chất là tiêu chí hàng đầu. Ngoài ra, khi nấu cháo bạn còn cần phải tuân thủ một vài lưu ý riêng với từng loại thực phẩm để giữ đầy đủ các vi chất dinh dưỡng giúp bé phát triển khỏe mạnh.

Nguyên tắc chọn thực phẩm để nấu cháo dinh dưỡng

Thực phẩm nấu cháo dinh dưỡng cho bé phải đảm bảo ba tiêu chí: tươi, sạch và giàu dưỡng chất. Bạn nên mua thực phẩm hữu cơ để đảm bảo chúng không có chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học.

1. Gạo

Đây là nguyên liệu không thể thiếu trong nhiều món cháo dinh dưỡng cho bé. Hãy chọn loại gạo có hạt tròn đều, còn lớp cám để nấu cháo cho bé.

Để có bát cháo dinh dưỡng dẻo thơm, bạn nên chọn loại gạo dẻo. Ngoài ra, bạn có thể trộn thêm gạo nếp theo tỷ lệ 2 gạo tẻ : 1 gạo nếp để nấu cháo cho bé.

Lưu ý là bạn không nên vo gạo quá kỹ khi nấu cháo mà chỉ nên vo nhẹ để loại bỏ bụi bẩn. Việc vo gạo quá kỹ sẽ khiến vitamin B1 trong lớp cám gạo bị rửa trôi.

2. Rau củ quả

Tuyệt đối không chọn rau củ quả đã héo úa, giập nát và có mùi lạ để nấu cháo dinh dưỡng cho bé. Sau khi sơ chế cần rửa sạch, ngâm trong nước muối.

Với các loại rau ăn lá, bạn chỉ dùng phần lá, thân mềm, phần thân già cứng dưới gốc có thể bỏ đi. Còn với các loại củ quả, bạn cần gọt bỏ vỏ trước khi chế biến thức ăn cho bé.

3. Cá, tôm, thịt

Bí quyết để chọn mua các loại thịt, cá tươi ngon là màu sắc tươi tự nhiên, chạm vào thấy ráo tay, có độ đàn hồi. Bạn tránh mua thịt, cá đã có màu sắc kém tươi, màng ngoài nhớt, chạm vào thấy dính vì chúng là đồ đã ôi thiu hay để lâu ngày.

Với các loại thực phẩm như cá lóc, cá điêu hồng, tôm, cua, lươn, chim bồ câu…, bạn chỉ nên mua những con vẫn còn sống để nấu cháo cho bé.

4. Dầu ăn

Dầu ăn (chất béo) gồm: dầu thực vật và dầu động vật (mỡ). Dầu ăn giúp đảm bảo khả năng hấp thu dinh dưỡng và tăng cường năng lượng cho trẻ. Ngoài việc giúp hình thành mô mỡ giữ ổn định thân nhiệt, chất béo còn góp phần hoàn thiện cấu trúc mô não và thúc đẩy cơ thể sản sinh lượng vừa đủ các hormone quan trọng.

Do đó, khi chọn dầu ăn cho bé, bạn nên chọn mua các loại dầu ăn dành riêng cho trẻ nhỏ của những thương hiệu có uy tín. Các loại dầu đó bao gồm: dầu gấc, dầu mè, dầu đậu nành, dầu ô liu, dầu gạo, dầu hướng dương…

Những lưu ý khi nấu cháo dinh dưỡng cho bé






Bát cháo dinh dưỡng cho bé phải luôn có đủ 4 nhóm thực phẩm thiết yếu: tinh bột, rau củ quả (chất xơ và các vitamin), đạm, chất béo. Ngoài ra, khi nấu cháo dinh dưỡng cho bé, bạn cần lưu ý những điều sau:
Bạn nên sắm một bộ gồm: nồi, dao, thớt, khay trữ đông cháo, chén, muỗng cho bé dùng riêng để đảm bảo vệ sinh.
Gạo và các loại hạt đậu khô nên ngâm trước khi nấu giúp tiết kiệm thời gian. Trong khi nấu, hãy thường xuyên khuấy để cháo không bị cháy và thêm nước nếu cháo quá đặc. Khi cháo chín, hạt gạo nở bung đều, bạn tắt bếp, đậy nắp nồi cho cháo chín mềm nhừ. Ngoài ra, bạn có thể dùng nồi cơm điện, nồi điện có chế độ nấu cháo hoặc bình ủ cháo để nấu cháo trắng cho bé.
Cho bé ăn ngay khi vừa nấu để cháo được ngon, hợp vệ sinh và không mất các chất dinh dưỡng. Không nên để cháo ở nhiệt độ thường, nếu cần trữ cháo cho bữa sau, bạn nên dùng dụng cụ bằng sứ hay thủy tinh có nắp đậy kín để đựng cháo và cất trữ trong tủ lạnh, hâm lại trước khi cho bé ăn. Bạn nên tránh để cháo qua ngày.
Không dùng nước hầm xương để nấu cháo dinh dưỡng cho bé. Tuy nước hầm xương ngon hơn, có vị ngọt tự nhiên nhưng không đủ dưỡng chất cần thiết so với việc nấu cháo có đủ thịt và các loại rau củ.
Luôn cho 1 – 2 thìa cà phê dầu ăn vào bát cháo dinh dưỡng trước khi cho bé ăn. Dầu ăn giúp bé hấp thu các dưỡng chất có trong thức ăn.
Nếu lỡ nấu cháo quá lỏng, bạn có thể cho ngũ cốc, bột gạo hay khoai tây, khoai lang đã nạo nhuyễn vào để cháo có độ sánh mong muốn.
Mỗi ngày, bạn có thể cho trẻ ăn từ 1 – 2 bữa cháo dinh dưỡng hải sản. Song bạn cần lưu ý tập cho bé ăn từ ít đến nhiều, đồ ăn cần phải nấu chín kỹ để tránh ngộ độc, nhiễm ký sinh trùng. Nếu nhận thấy bé dị ứng với món nào, bạn cần ghi chép lại cụ thể và theo dõi nhằm loại trừ nguyên nhân gây dị ứng.
Hãy đổi món cho bé thường xuyên để bé đỡ ngán. Các món thay thế cháo bạn có thể cho bé ăn là: bún, mì, nui, phở…

Trổ tài nấu cháo dinh dưỡng cho bé cực ngon

Việc mỗi ngày phải nấu vài món cháo dinh dưỡng cho con đổi vị khiến bạn tốn nhiều thời gian song lại không ngon như cháo bán sẵn. Để nấu được bát cháo dinh dưỡng, thơm ngon cho bé, bạn đừng bỏ qua những bí quyết của Hello Bacsi nhé.

Muốn có bát cháo dinh dưỡng thơm ngon cho bé, bạn cần chú ý đến nguyên liệu. Nguyên liệu tươi ngon, giàu dưỡng chất là tiêu chí hàng đầu. Ngoài ra, khi nấu cháo bạn còn cần phải tuân thủ một vài lưu ý riêng với từng loại thực phẩm để giữ đầy đủ các vi chất dinh dưỡng giúp bé phát triển khỏe mạnh.

Nguyên tắc chọn thực phẩm để nấu cháo dinh dưỡng

Thực phẩm nấu cháo dinh dưỡng cho bé phải đảm bảo ba tiêu chí: tươi, sạch và giàu dưỡng chất. Bạn nên mua thực phẩm hữu cơ để đảm bảo chúng không có chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học.

1. Gạo

Đây là nguyên liệu không thể thiếu trong nhiều món cháo dinh dưỡng cho bé. Hãy chọn loại gạo có hạt tròn đều, còn lớp cám để nấu cháo cho bé.

Để có bát cháo dinh dưỡng dẻo thơm, bạn nên chọn loại gạo dẻo. Ngoài ra, bạn có thể trộn thêm gạo nếp theo tỷ lệ 2 gạo tẻ : 1 gạo nếp để nấu cháo cho bé.

Lưu ý là bạn không nên vo gạo quá kỹ khi nấu cháo mà chỉ nên vo nhẹ để loại bỏ bụi bẩn. Việc vo gạo quá kỹ sẽ khiến vitamin B1 trong lớp cám gạo bị rửa trôi.

2. Rau củ quả

Tuyệt đối không chọn rau củ quả đã héo úa, giập nát và có mùi lạ để nấu cháo dinh dưỡng cho bé. Sau khi sơ chế cần rửa sạch, ngâm trong nước muối.

Với các loại rau ăn lá, bạn chỉ dùng phần lá, thân mềm, phần thân già cứng dưới gốc có thể bỏ đi. Còn với các loại củ quả, bạn cần gọt bỏ vỏ trước khi chế biến thức ăn cho bé.

3. Cá, tôm, thịt

Bí quyết để chọn mua các loại thịt, cá tươi ngon là màu sắc tươi tự nhiên, chạm vào thấy ráo tay, có độ đàn hồi. Bạn tránh mua thịt, cá đã có màu sắc kém tươi, màng ngoài nhớt, chạm vào thấy dính vì chúng là đồ đã ôi thiu hay để lâu ngày.

Với các loại thực phẩm như cá lóc, cá điêu hồng, tôm, cua, lươn, chim bồ câu…, bạn chỉ nên mua những con vẫn còn sống để nấu cháo cho bé.

4. Dầu ăn

Dầu ăn (chất béo) gồm: dầu thực vật và dầu động vật (mỡ). Dầu ăn giúp đảm bảo khả năng hấp thu dinh dưỡng và tăng cường năng lượng cho trẻ. Ngoài việc giúp hình thành mô mỡ giữ ổn định thân nhiệt, chất béo còn góp phần hoàn thiện cấu trúc mô não và thúc đẩy cơ thể sản sinh lượng vừa đủ các hormone quan trọng.

Do đó, khi chọn dầu ăn cho bé, bạn nên chọn mua các loại dầu ăn dành riêng cho trẻ nhỏ của những thương hiệu có uy tín. Các loại dầu đó bao gồm: dầu gấc, dầu mè, dầu đậu nành, dầu ô liu, dầu gạo, dầu hướng dương…

Những lưu ý khi nấu cháo dinh dưỡng cho bé






Bát cháo dinh dưỡng cho bé phải luôn có đủ 4 nhóm thực phẩm thiết yếu: tinh bột, rau củ quả (chất xơ và các vitamin), đạm, chất béo. Ngoài ra, khi nấu cháo dinh dưỡng cho bé, bạn cần lưu ý những điều sau:
Bạn nên sắm một bộ gồm: nồi, dao, thớt, khay trữ đông cháo, chén, muỗng cho bé dùng riêng để đảm bảo vệ sinh.
Gạo và các loại hạt đậu khô nên ngâm trước khi nấu giúp tiết kiệm thời gian. Trong khi nấu, hãy thường xuyên khuấy để cháo không bị cháy và thêm nước nếu cháo quá đặc. Khi cháo chín, hạt gạo nở bung đều, bạn tắt bếp, đậy nắp nồi cho cháo chín mềm nhừ. Ngoài ra, bạn có thể dùng nồi cơm điện, nồi điện có chế độ nấu cháo hoặc bình ủ cháo để nấu cháo trắng cho bé.
Cho bé ăn ngay khi vừa nấu để cháo được ngon, hợp vệ sinh và không mất các chất dinh dưỡng. Không nên để cháo ở nhiệt độ thường, nếu cần trữ cháo cho bữa sau, bạn nên dùng dụng cụ bằng sứ hay thủy tinh có nắp đậy kín để đựng cháo và cất trữ trong tủ lạnh, hâm lại trước khi cho bé ăn. Bạn nên tránh để cháo qua ngày.
Không dùng nước hầm xương để nấu cháo dinh dưỡng cho bé. Tuy nước hầm xương ngon hơn, có vị ngọt tự nhiên nhưng không đủ dưỡng chất cần thiết so với việc nấu cháo có đủ thịt và các loại rau củ.
Luôn cho 1 – 2 thìa cà phê dầu ăn vào bát cháo dinh dưỡng trước khi cho bé ăn. Dầu ăn giúp bé hấp thu các dưỡng chất có trong thức ăn.
Nếu lỡ nấu cháo quá lỏng, bạn có thể cho ngũ cốc, bột gạo hay khoai tây, khoai lang đã nạo nhuyễn vào để cháo có độ sánh mong muốn.
Mỗi ngày, bạn có thể cho trẻ ăn từ 1 – 2 bữa cháo dinh dưỡng hải sản. Song bạn cần lưu ý tập cho bé ăn từ ít đến nhiều, đồ ăn cần phải nấu chín kỹ để tránh ngộ độc, nhiễm ký sinh trùng. Nếu nhận thấy bé dị ứng với món nào, bạn cần ghi chép lại cụ thể và theo dõi nhằm loại trừ nguyên nhân gây dị ứng.
Hãy đổi món cho bé thường xuyên để bé đỡ ngán. Các món thay thế cháo bạn có thể cho bé ăn là: bún, mì, nui, phở…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét