Cháo dinh dưỡng là món ăn không thể thiếu đối với trẻ em. Tuy nhiên, mỗi độ tuổi bé lại cần loại cháo phù hợp về độ nhuyễn, nguyên liệu, hương vị. Trong bài viết này, Kyna For Kids hướng dẫn cách nấu cháo dinh dưỡng cho trẻ từ 6 – 36 tháng tuổi.
Cách nấu cháo dinh dưỡng cho trẻ bắt đầu ăn dặm (6 – 8 tháng)

Ở độ tuổi bắt đầu ăn dặm từ 6 – 8 tháng, trẻ nhỏ vẫn còn quen với việc bú sữa mẹ và uống sữa. Do đó, việc ăn cháo loãng có thể làm một số bé không quen, không chịu ăn.

Để giúp bé dễ thích nghi nhất, phụ huynh cần nấu cháo thật loãng và nhuyễn mịn. Trẻ sẽ ít thấy lợn cợn, khó nuốt khi ăn cháo nhuyễn và loãng. Để có cháo loãng, các mẹ nên đổ nhiều nước hơn bình thường. Phần gạo cũng cần nấu chín nhừ và nở hoàn toàn. Sau đó dùng máy xay, máy nghiền hoặc bằng tay để đánh nhuyễn. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên đánh cháo bằng tay, tuy nhiên nếu quá bận rộn, bạn có thể dùng máy để tiết kiệm thời gian.


Trẻ từ 6 – 8 tháng nên ăn cháo loãng, xay nhuyễn

Phần rau củ cần được nấu mềm rồi xay nhuyễn. Thịt cá nên băm nhuyễn trước khi nấu rồi ninh nhừ. Khi có rau và thịt nhuyễn, bạn đổ vào cháo trắng và trộn đều lên.

Ở độ tuổi này, phụ huynh cần hạn chế tối đa việc nêm cháo. Vì trẻ nhỏ cần rất ít muối mà lượng muối tự nhiên trong thịt, cá, trứng, sữa cũng đã tương đối. Mặt khác, việc nêm nếm đậm đà tuy giúp trẻ ngon miệng nhưng lại khiến trẻ không thể cảm nhận được hương vị của nguyên liệu. Từ đó, món cháo nào cũng sẽ giống nhau và bé sẽ chán ăn.

Khi múc cháo ra tô, bạn có thể rưới lên bề mặt một muỗng nhỏ dầu ăn. Chất béo trong dầu ăn rất cần thiết cho sự phát triển toàn diện về cả thể chất và trí tuệ của bé. Lưu ý không nên lạm dụng dầu ăn có thể khiến bé bị rối loạn tiêu hoá.
Cách nấu cháo dinh dưỡng cho trẻ dưới 1 tuổi

Đối với trẻ từ 8 tháng – 1 tuổi, cháo không cần xay nhuyễn mịn và quá loãng. Vì bé đã quen với việc ăn cháo và cần tập nhai dần. Phụ huynh có thể nấu cháo và các loại rau củ, thịt cá mềm nhừ rồi dùng muỗng đánh nhuyễn. Những loại rau củ mềm như bí đỏ, rau sọ có thể cắt hạt lựu rồi nấu nhừ. Những loại thịt có thể bằm nhỏ, cá xé nhỏ. Sau đó, trộn chung cháo, rau củ, thịt cá với nhau tương tự hướng dẫn trên.


Bé 1 tuổi có thể ăn cháo hơi đặc và nghiền nhỏ

Trẻ ở độ tuổi này có thể ăn cháo được nêm nhẹ để tăng thêm vị giác. Trẻ ăn ngon miệng sẽ ăn nhiều hơn và không bị biếng ăn. Bên cạnh đó, mẹ bỉm sữa cũng có thể nấu cháo với các loại giàu hương vị như mè (vừng) rang, thính… Các loại này không phải là gia vị nhưng lại vô cùng thơm ngon.

Phụ huynh cũng nên cho con ăn đa dạng thực phẩm hơn để tạo cảm giác mới lạ, kích thích bé ăn ngon. Những thức ăn thường bị người lớn ác cảm là tanh, nhớt như ốc, sò, cua đồng, lươn – nên cho bé ăn thêm vì đây đều là thực phẩm giàu dưỡng chất. Thay vì dùng dầu ăn thông thường, mẹ có thể thay bằng dầu mè, dầu olive để có hương vị mới mẻ, hấp dẫn hơn.
Cách nấu cháo dinh dưỡng cho trẻ 1 – 1,5 tuổi

Khi trẻ hơn 1 tuổi, trẻ mọc nhiều răng, cơ hàm và bao tử cũng phát triển. Do đó, bé thể ăn cháo đặc với các loại thực phẩm được xé nhỏ chứ không xay nát hay nghiền nhuyễn.

Đối với cháo, bạn nên rang vàng trước khi nấu để cháo nở bung khi chín và thơm mềm hơn. Phụ huynh không cần đổ nhiều nước mà có thể cho bé ăn đặc. Hạt cháo nấu như thế nào sẽ cho bé ăn như thế ấy chứ không cần đánh nhuyễn như trước kia. Rau củ hay thịt cá cũng chỉ cần cắt nhỏ và nấu chín mềm là được.


Bé dưới 1,5 tuổi có thể ăn cháo đặc nguyên hạt với thịt bằm

Ở độ tuổi này, bạn có thể cho bé ăn các loại rau có mùi vị đặc trưng như ngò om, ngò gai, bạc hà, rau tần ô (cải cúc), hành lá, hành tây hoặc rắc một ít tiêu để bé tập làm quen. Nếu bé không chịu ăn thì cũng không nên ép buộc mà hãy để tự nhiên.

Khi bé hơn 1 tuổi, phụ huynh có thể nêm cháo gần như người lớn nhưng nhạt muối hơn. Việc nêm như thế này giúp bé làm quen với khẩu vị của gia đình mình, tạo tiền đề cho trẻ tập ăn cơm khi ngoài 2 tuổi.
Lưu ý chung khi nấu cháo dinh dưỡng cho trẻ

Độ loãng/đặc, độ nhuyễn của cháo, phụ huynh cần linh hoạt điều chỉnh theo sở thích và khả năng nhai của bé. Nếu bé mọc răng sớm và nhai thành thạo thì có thể cho ăn cháo nguyên hạt sớm. Ngược lại, khi bé không chịu ăn cháo đặc thì phụ huynh cũng cần kiên nhẫn nấu cháo loãng và từ từ đặc dần cho bé.

Trong thực đơn có hải sản như cá biển, cua biển, tôm biển… ,phụ huynh không nên nêm thêm gia vị. Vì trong hải sản hầu như đều có lượng muối cao.

Khi nấu cháo dinh dưỡng cho trẻ, để đảm bảo dưỡng chất, phụ huynh nên để nhiệt độ phù hợp. Vì nhiều thực phẩm sẽ không giữ được hàm lượng dinh dưỡng như ban đầu khi gặp nhiệt độ cao. Nấu cháo bằng nồi nấu chậm là sự lựa chọn phù hợp nhất hiện nay. Loại nồi này có nhiệt độ vừa phải nhưng giữ nhiệt tốt giúp thức ăn rất mềm nhưng vẫn giàu dưỡng chất.

Trên đây là những kinh nghiệm cách nấu cháo dinh dưỡng cho trẻ được các chuyên gia đầu ngành khuyên làm theo. Chú ý cách nấu này, con bạn sẽ có những nồi cháo thơm ngon, bổ dưỡng và rất vừa miệng.

Hướng dẫn cách nấu cháo dinh dưỡng cho trẻ theo từng độ tuổi

Cháo dinh dưỡng là món ăn không thể thiếu đối với trẻ em. Tuy nhiên, mỗi độ tuổi bé lại cần loại cháo phù hợp về độ nhuyễn, nguyên liệu, hương vị. Trong bài viết này, Kyna For Kids hướng dẫn cách nấu cháo dinh dưỡng cho trẻ từ 6 – 36 tháng tuổi.
Cách nấu cháo dinh dưỡng cho trẻ bắt đầu ăn dặm (6 – 8 tháng)

Ở độ tuổi bắt đầu ăn dặm từ 6 – 8 tháng, trẻ nhỏ vẫn còn quen với việc bú sữa mẹ và uống sữa. Do đó, việc ăn cháo loãng có thể làm một số bé không quen, không chịu ăn.

Để giúp bé dễ thích nghi nhất, phụ huynh cần nấu cháo thật loãng và nhuyễn mịn. Trẻ sẽ ít thấy lợn cợn, khó nuốt khi ăn cháo nhuyễn và loãng. Để có cháo loãng, các mẹ nên đổ nhiều nước hơn bình thường. Phần gạo cũng cần nấu chín nhừ và nở hoàn toàn. Sau đó dùng máy xay, máy nghiền hoặc bằng tay để đánh nhuyễn. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên đánh cháo bằng tay, tuy nhiên nếu quá bận rộn, bạn có thể dùng máy để tiết kiệm thời gian.


Trẻ từ 6 – 8 tháng nên ăn cháo loãng, xay nhuyễn

Phần rau củ cần được nấu mềm rồi xay nhuyễn. Thịt cá nên băm nhuyễn trước khi nấu rồi ninh nhừ. Khi có rau và thịt nhuyễn, bạn đổ vào cháo trắng và trộn đều lên.

Ở độ tuổi này, phụ huynh cần hạn chế tối đa việc nêm cháo. Vì trẻ nhỏ cần rất ít muối mà lượng muối tự nhiên trong thịt, cá, trứng, sữa cũng đã tương đối. Mặt khác, việc nêm nếm đậm đà tuy giúp trẻ ngon miệng nhưng lại khiến trẻ không thể cảm nhận được hương vị của nguyên liệu. Từ đó, món cháo nào cũng sẽ giống nhau và bé sẽ chán ăn.

Khi múc cháo ra tô, bạn có thể rưới lên bề mặt một muỗng nhỏ dầu ăn. Chất béo trong dầu ăn rất cần thiết cho sự phát triển toàn diện về cả thể chất và trí tuệ của bé. Lưu ý không nên lạm dụng dầu ăn có thể khiến bé bị rối loạn tiêu hoá.
Cách nấu cháo dinh dưỡng cho trẻ dưới 1 tuổi

Đối với trẻ từ 8 tháng – 1 tuổi, cháo không cần xay nhuyễn mịn và quá loãng. Vì bé đã quen với việc ăn cháo và cần tập nhai dần. Phụ huynh có thể nấu cháo và các loại rau củ, thịt cá mềm nhừ rồi dùng muỗng đánh nhuyễn. Những loại rau củ mềm như bí đỏ, rau sọ có thể cắt hạt lựu rồi nấu nhừ. Những loại thịt có thể bằm nhỏ, cá xé nhỏ. Sau đó, trộn chung cháo, rau củ, thịt cá với nhau tương tự hướng dẫn trên.


Bé 1 tuổi có thể ăn cháo hơi đặc và nghiền nhỏ

Trẻ ở độ tuổi này có thể ăn cháo được nêm nhẹ để tăng thêm vị giác. Trẻ ăn ngon miệng sẽ ăn nhiều hơn và không bị biếng ăn. Bên cạnh đó, mẹ bỉm sữa cũng có thể nấu cháo với các loại giàu hương vị như mè (vừng) rang, thính… Các loại này không phải là gia vị nhưng lại vô cùng thơm ngon.

Phụ huynh cũng nên cho con ăn đa dạng thực phẩm hơn để tạo cảm giác mới lạ, kích thích bé ăn ngon. Những thức ăn thường bị người lớn ác cảm là tanh, nhớt như ốc, sò, cua đồng, lươn – nên cho bé ăn thêm vì đây đều là thực phẩm giàu dưỡng chất. Thay vì dùng dầu ăn thông thường, mẹ có thể thay bằng dầu mè, dầu olive để có hương vị mới mẻ, hấp dẫn hơn.
Cách nấu cháo dinh dưỡng cho trẻ 1 – 1,5 tuổi

Khi trẻ hơn 1 tuổi, trẻ mọc nhiều răng, cơ hàm và bao tử cũng phát triển. Do đó, bé thể ăn cháo đặc với các loại thực phẩm được xé nhỏ chứ không xay nát hay nghiền nhuyễn.

Đối với cháo, bạn nên rang vàng trước khi nấu để cháo nở bung khi chín và thơm mềm hơn. Phụ huynh không cần đổ nhiều nước mà có thể cho bé ăn đặc. Hạt cháo nấu như thế nào sẽ cho bé ăn như thế ấy chứ không cần đánh nhuyễn như trước kia. Rau củ hay thịt cá cũng chỉ cần cắt nhỏ và nấu chín mềm là được.


Bé dưới 1,5 tuổi có thể ăn cháo đặc nguyên hạt với thịt bằm

Ở độ tuổi này, bạn có thể cho bé ăn các loại rau có mùi vị đặc trưng như ngò om, ngò gai, bạc hà, rau tần ô (cải cúc), hành lá, hành tây hoặc rắc một ít tiêu để bé tập làm quen. Nếu bé không chịu ăn thì cũng không nên ép buộc mà hãy để tự nhiên.

Khi bé hơn 1 tuổi, phụ huynh có thể nêm cháo gần như người lớn nhưng nhạt muối hơn. Việc nêm như thế này giúp bé làm quen với khẩu vị của gia đình mình, tạo tiền đề cho trẻ tập ăn cơm khi ngoài 2 tuổi.
Lưu ý chung khi nấu cháo dinh dưỡng cho trẻ

Độ loãng/đặc, độ nhuyễn của cháo, phụ huynh cần linh hoạt điều chỉnh theo sở thích và khả năng nhai của bé. Nếu bé mọc răng sớm và nhai thành thạo thì có thể cho ăn cháo nguyên hạt sớm. Ngược lại, khi bé không chịu ăn cháo đặc thì phụ huynh cũng cần kiên nhẫn nấu cháo loãng và từ từ đặc dần cho bé.

Trong thực đơn có hải sản như cá biển, cua biển, tôm biển… ,phụ huynh không nên nêm thêm gia vị. Vì trong hải sản hầu như đều có lượng muối cao.

Khi nấu cháo dinh dưỡng cho trẻ, để đảm bảo dưỡng chất, phụ huynh nên để nhiệt độ phù hợp. Vì nhiều thực phẩm sẽ không giữ được hàm lượng dinh dưỡng như ban đầu khi gặp nhiệt độ cao. Nấu cháo bằng nồi nấu chậm là sự lựa chọn phù hợp nhất hiện nay. Loại nồi này có nhiệt độ vừa phải nhưng giữ nhiệt tốt giúp thức ăn rất mềm nhưng vẫn giàu dưỡng chất.

Trên đây là những kinh nghiệm cách nấu cháo dinh dưỡng cho trẻ được các chuyên gia đầu ngành khuyên làm theo. Chú ý cách nấu này, con bạn sẽ có những nồi cháo thơm ngon, bổ dưỡng và rất vừa miệng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét