Bạn đang có dự định kinh doanh hàng ăn với số vốn chưa đến 100 triệu, bên cạnh những ý tưởng kinh doanh như cafe, cơm phở văn phòng bạn cũng có thể cân nhắc đến việc mở quán cháo dinh dưỡng. Trên thực tế, sự cạnh tranh của những thương hiệu giải khát như trà sữa, cafe với số vốn trên dường như là một vấn đề khó khăn, trừ khi sản phẩm của bạn thực sự chất lượng và nổi bật, nếu không, rất nhanh chóng, bạn sẽ sớm ghi tên mình và chuỗi hàng quán mờ nhạt, kinh doanh ở mức duy trì.



Vậy tại sao chúng ta không tối ưu số vốn đó vào việc đầu tư đúng mặt hàng, đúng thời điểm. Trong bài viết dưới đây sẽ liệt kê chi tiết giúp bạn với số vốn 70 triệu, bạn có thể mở quán cháo dinh dưỡng như thế nào, và chúng có thực sự khả thi không.
1. Lập kế hoạch và phân bổ ngân sách

Đối với mọi mô hình, dù lớn, dù nhỏ, bạn càng chi tiết hóa kế hoạch vận hành của mình thì khả năng kiểm soát rủi ro càng nhiều. Nhiều mô hình kinh doanh tự phát thường gặp phải những vấn đề mất kiểm soát chi phí dẫn đến tình trạng quán khai trương chưa được bao lâu thì phải đóng cửa vì không đủ lãi không bù nổi lỗ. Bạn cũng cần xác định rõ khi kinh doanh, đối tượng khách hàng của bạn là ai, bạn đang muốn kinh doanh mặt hàng cháo dinh dưỡng, vậy sản phẩm của bạn có gì nổi bật? Tại sao khách hàng chọn lựa quán cháo dinh dưỡng của bạn thay vì những cửa hàng cháo khác, thậm chí là những là những quán kinh doanh hàng ăn xung quanh.

Với những mô hình kinh doanh nhỏ như kinh doanh cháo dinh dưỡng,  có thể liệt kê những đầu mục cơ bản và ngân sách mà phần lớn những hộ mở quán cháo dinh dưỡng thường áp dụng


STT

Danh mục

Chi tiết

Ngân sách


1

Vấn đề mặt bằng

Thuê mặt bằng kinh doanh

12.000.000


2

Nội thất

Thiết bị, dụng cụ bếp

16.000.000


Bàn ghế, nội thất

18.000.000


3

Nguyên liệu đầu vào

Nguyên vật liệu chế biến

8.000.000


4

Nhân sự

Thuê nhân viên

6.000.000


5

Marketing

Ngân sách quảng cáo

10.000.000

2. Vấn đề mặt bằng

Đặc thù kinh doanh của những quán cháo dinh dưỡng là phù hợp với những đối tượng: nhỏ tuổi, những người thích ăn những thức ăn dễ tiêu hóa, người ốm… Bởi vậy nên việc lựa chọn mặt bằng cho quán cháo dinh dưỡng vô cùng quan trọng. Những địa điểm bạn có thể cân nhắc như trước cổng trường học, bệnh viện hoặc những khu đông dân cư, có nhiều con nhỏ. Nhìn chung, để thuê mặt bằng nhỏ ở các khu vực có đông dân cư hiện giờ thường có giá trung bình từ 7 triệu – 10 triệu với diện tích từ 40 – 50 m2 tại các thành phố lớn.



Điều quan trọng, bên cạnh việc cân nhắc về giá cả, bạn cũng nên cân nhắc về cơ sở vật chất cơ bản của mặt bằng. Yếu tố vệ sinh, thoáng mát cũng như thuận tiện cho cả việc kinh doanh của bạn lẫn việc ghé thăm của khách hàng. Một vài điểm cần lưu ý như sau: bãi để xe có đủ rộng cho khách hàng đến hay không, vỉa hè có đủ, không làm ảnh hưởng đến giao thông xung quanh của các phương tiện hay không, về bên trong, hệ thống xử lý thải, hệ thống chiếu sáng ra sao có đạt tiêu chuẩn cần thiết hay không, việc tìm kiếm của khách hàng có gặp trở ngại gì khi đến quán hay không
3. Vấn đề nguyên vật liệu nhà hàng

Vẫn là câu chuyện giữ cho những sản phẩm của mình đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không chỉ vậy đối với cháo dinh dưỡng, vấn đề về chất lượng sản phẩm càng được chú trọng nhiều hơn nữa. Sản phẩm dành cho trẻ nhỏ cũng như những người đang gặp vấn đề về tiêu hóa càng không thể xem nhẹ. Điều kiện kiên quyết giúp bạn ghi điểm với người tiêu dùng là chất lượng và nguồn gốc thực phẩm rõ ràng, uy tín. Bởi lẽ khi khách hàng đã tin tưởng sử dụng sản phẩm cháo của bạn, họ thấy ngon, thấy phù hợp với con cái, người thân của họ, họ sẽ tiếp tục ủng hộ. Và với những khách hàng đó truyền tai nhau “Quán này làm ngon mà cẩn thận nên yên tâm”.



Nếu nguồn thực phẩm nhập từ những đơn vị cung ứng trong nội thành khá đắt đỏ, bạn có thể sử dụng những đơn vị ngoại thành để nhận được chiết khấu giá tốt hơn với chất lượng tương đương. Điều kiên quyết, bạn cần nhớ, nguyên liệu không tươi mới không bao giờ làm được một món ăn ngon nhưng với nguyên liệu tươi ngon, hương vị tự nhiên của chúng cũng đủ cuốn hút khách hàng của bạn. Quan trọng là ở giá trị dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe, phù hợp với lứa tuổi khách hàng mục tiêu.
4. Nhân sự

Với diện tích cửa hàng nhỏ, việc bạn có thể sắp xếp từ 1 – 2 nhân viên/ ca, đối với những khung giờ cao điểm như buổi sáng, khi mật độ học sinh, phụ huynh nhiều bạn có thể cân nhắc đẩy thêm nhân sự khi cần thiết. Bạn có thể thuê nhân viên thời vụ để hỗ trợ mình, với mức lương được tính theo giờ không quá cao. Chuẩn bị những quyền lợi cơ bản dành cho những nhân viên thời vụ nói trên. Chỉ khi rõ ràng trong vấn đề tài chính, ứng viên mới có động lực gắn bó và cố gắng trong công việc.


5. Marketing

Trong thời gian đầu khai trương, hãy để khách hàng biết và đến thưởng thức. Bạn có thể thực hiện qua các kênh nào? Việc dựng standee, phát tờ rơi xung quanh khu vực khai trương, nhắm đúng đối tượng khách hàng mục tiêu là những cư dân hoặc các bậc phụ huynh. Hãy sẵn sàng cho dịch vụ giao hàng luôn đảm bảo hoạt động nhanh chóng đúng giờ để khách hàng nhận được đồ ăn đúng lịch hẹn. Đối với khách hàng là trẻ nhỏ, bạn có thể áp dụng việc tặng thú bông, đồ chơi, những vật dụng nhỏ xinh để tạo hứng thú và gây chú ý với trẻ nhỏ.

>> Để nhận được tài liệu quản trị nhà hàng, quán cafe, vui lòng để lại thông tin
TẠI ĐÂY



Nếu không gian đủ rộng, việc trang trí khu vực chính bằng những hình ngộ nghĩnh, dễ thương hợp với sở thích của trẻ nhỏ. Vừa là nơi phụ huynh yên tâm cho con mình ăn mà không cần mất quá nhiều công dỗ dành.
6. Quản lý chung

Luôn luôn kiểm soát tài chính, nắm chắc lượng bán ra, lượng mua vào để đảm bảo việc kinh doanh của bạn đi vào quỹ đạo trong thời gian đầu cũng là việc để bạn giảm thiểu những rủi ro, phát sinh khi vận hành. Đặc biệt là có khả năng kiểm soát tình hình kinh doanh kể cả lúc bạn vắng mặt. Những công việc trên có thể được hỗ trợ nhờ phần mềm quản lý quán ăn. Tích hợp việc báo cáo bán hàng, kinh doanh, quản lý nguyên vật liệu, quản lý nhà cung cấp tất cả chỉ cần 1, 2 cú click chuột.

Có 2 dạng phần mềm trên thị trường bao gồm: phần mềm viết tay và phần mềm đóng gói. Với các loại phần mềm viết tay, đáp ứng được riêng từng nhu cầu của từng chủ quán nhưng giá thành lại khá cao còn với phần mềm đóng gói chi phí rẻ, có đầy đủ những tính năng cơ bản của một quán ăn cần có, đại trà.

Trên đây là tất tần tật về việc mở quán cháo dinh dưỡng

Các bạn có thể xem thêm về tủ bán cháo dinh dưỡngmua tủ cháo dinh dưỡng .... 

Mở quán cháo dinh dưỡng với 70 triệu, khả thi hay không?

Cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé theo từng lứa tuổi dưới đây đảm bảo đáp ứng các tiêu chí ngon miệng, hấp dẫn và đảm bảo dưỡng chất cho bé phát triển toàn diện. Nguyên liệu cần chuẩn bị và các bước tiến hành nấu cháo dinh dưỡng như sau.



Cháo dinh dưỡng cho bé
Cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé 1 tuổi
Nguyên liệu cần có
Gạo tẻ + gạo nếp: 100 gram
Bí đỏ: 50 gram
Thịt bò: 50 gram
Bột tỏi: 1/3 thìa cafe
Gia vị: hạt nêm, dầu oliu


Nguyên liệu nấu cháo
Các bước tiến hành
Bước 1: Sơ chế

Thịt bò: Thịt bò rửa sạch rồi băm mịn. Có thể sử dụng máy xay sinh tố để xay nhuyễn thịt. bằm xong, ướp thịt với bột tỏi và 1 chút xíu (rất nhỏ) hạt nêm.

Bí đỏ: Gọt vỏ rồi rửa sạch. Tiếp đến, bào mỏng bí đỏ để quá trình ninh cháo bí đỏ nhanh nhừ, không bị lợn cợn.

Gạo: Đem vo sạch sau đó ngâm từ 2 – 4 tiếng trước khi nấu. Sau khi ngâm xong, bạn rang sơ gạo để hạt gạo được khô, hơi sém vàng.


Băm nhỏ thịt bò
Bước 2: Nấu cháo

Cho bí đỏ vào vào chung với gạo đã rang. Đổ ngập nước rồi đặt nồi cháo lên bếp và bắt đầu ninh cháo. Ninh cháo với mức lửa nhỏ để hạt gạo được nở bung, bí đỏ nhừ nhuyễn.

Thịt bò ướp được chừng 15 phút thì bạn bắc bếp. Làm nóng một chút dầu oliu rồi cho thịt bò vào xào chín. Lưu ý không xào săn quá để tránh thịt bò bị khô.

Sau khi cháo chín, bạn múc cháo ra bát, thêm thịt bò đã xào lên phía trên. Khi cho bé ăn, bạn chỉ cần trộn đều thịt bò với cháo và cho bé thưởng thức.


Cháo dinh dưỡng cho bé
Cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé 6 – 7 tháng tuổi

Từ 6 – 7 tháng tuổi là giai đoạn ăn dặm khởi đầu của bé. Lúc này, các món cháo dinh dưỡng cần được chuẩn bị kỹ càng để tạo sự kích thích việc ăn uống cho bé trong những tháng tiếp theo. Công thức nấu cháo dinh dưỡng cho các bé từ 6 – 7 tháng tuổi như sau.
Nguyên liệu nấu cháo
Gạo tẻ: 20 gram
Thịt (hoặc cá/trứng): 20 gram
Rau xanh: 10 gram
Dầu ăn: 5ml


Nguyên liệu nấu cháo dinh dưỡng cho bé 6 – 7 tháng
Các bước nấu cháo
Bước 1: Chuẩn bị

Thịt: Rửa sạch sau đó đem thái nhỏ và xay thật nhuyễn mịn. Nên xay mịn như giò sống để bé ăn được dễ hơn.




Rau xanh: Rửa sạch, ngâm rau với nước muối pha loãng từ 10 – 15 phút. Rửa xong, ngắt rau thành những khúc nhỏ rồi cũng đem xay nhuyễn mịn với một chút nước.

Gạo tẻ: Vo sạch gạo sau đó đem ngâm khoảng 1 tiếng cho hạt gạo mềm. Ngâm xong, cho gạo vào máy xay cùng với một chén nước và xay gạo mịn thành bột.
Bước 2: Nấu cháo

Cho thịt và rau đã xay vào nồi và khuấy đều để thịt và rau được tan kỹ với nhau. Lưu ý là nên khuấy khi chưa nấu để tránh thịt bị vón cục do ảnh hưởng của nhiệt độ.

Cho bột gạo đã xay vào nồi và bắc lên bếp khuấy đều tay. Khi nồi bột gạo bắt đầu sôi thì bạn cho phần rau của đã xay và khuấy tan vào chung. Đảo đều tay, liên tục cho tới khi nồi cháo của bé sánh lại. Lúc này, bạn thêm một chút dầu ăn vào, khuấy đều và tắt bếp.


Cháo dinh dưỡng cho bé
Những lưu ý khi nấu cháo dinh dưỡng cho bé

Gia vị: Các bé dưới 2 tuổi được khuyến cáo là không nên sử dụng gia vị, đặc biệt là muối, mắm. Vì vậy nếu có nêm nếm, mẹ cần đảm bảo món cháo của con không có vị từ muối, mắm, hạt nêm hoặc nêm rất nhạt (với các bé trên 1 tuổi).

Những thực phẩm có thể sử dụng: Nên cho bé ăn đa dạng các loại thực phẩm; tuy nhiên mẹ cần thử trước với một lượng nhỏ để xem phản ứng của con, tránh việc các bé bị dị ứng. Nên cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hoá.

Mặc dù cho trẻ ăn dặm xong việc bú sữa mẹ vẫn là điều đặc biệt quan trọng, nhất là đối với các bé dưới 1 tuổi. Vì vậy, mẹ cần lưu tâm để tránh con bị thiếu dưỡng chất gây còi xương, suy dinh dưỡng.

Về
cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé thì ngoài hai công thức tiêu biểu được giới thiệu trên đây, mẹ cũng hoàn toàn có thể thay đổi với những loại thức ăn đa dạng hơn. Chúc các mẹ và các bé ngon miệng, có những khoảng thời gian ăn dặm, tập ăn vui vẻ.

Cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé ăn dặm theo tuổi

Đối với trẻ ăn nhân tạo, cũng như trẻ bú mẹ, phải cho ăn theo nhu cầu của trẻ. Trong thực tế, nhiều trẻ ăn nhân tạo bị suy dinh dưỡng chủ yếu là do các bà mẹ cho trẻ ăn không đủ thành phần dinh dưỡng. Cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé dưới đây sẽ giúp các mẹ cung cấp đủ vi chất cho con.

Cháo dinh dưỡng cho bé từ lúc ăn dặm đến 12 tháng tuổi giúp trẻ bổ sung lượng vi chất còn thiếu trong khi sữa mẹ không đủ để cung cấp cho các con về số lượng cũng như chất lượng.

1. Nấu cháo cho trẻ dựa trên nhu cầu về năng lượng cần bổ sung mỗi ngày

Đối với trẻ từ 6 đến 18 tháng, số lượng sữa trung bình mỗi ngày là 1000ml và cho trẻ ăn thêm các loại thức ăn bổ sung trong đó có các loại cháo dinh dưỡng được nghiền nát như bột.



Thực đơn ăn bổ sung của trẻ phải đủ năng lượng. (Ảnh minh họa)

Nhưng để cho trẻ ăn hợp lý, mẹ có thể tính số lượng thức ăn cho trẻ ăn bổ sung dựa vào nhu cầu về năng lượng mỗi ngày của trẻ:

Trẻ từ 4-6 tháng cần: 115 Kcalo/kg/ngày

Trẻ từ 7-9 tháng cần: 110 Kcalo/kg/ngày

Trẻ từ 10-12 tháng cần: 100 Kcalo/kg/ngày

Ngoài ra, mẹ còn phải lưu ý cả về số lần con cần ăn cháo dinh dưỡng bổ sung trong ngày đối với trẻ từ 5-12 tháng tuổi là 5 lần/ngày, các bữa cách nhau 4 giờ. Đối với những đứa trẻ phàm ăn, nhanh đói thì cho ăn thêm vào ban đêm nếu trẻ đòi.

2. Các loại thức ăn cần chuẩn bị

Hiện nay, WHO nghiên cứu về dinh dưỡng đã thống nhất các loại thức ăn bổ sung cho trẻ được biểu thị theo ô vuông thức ăn. Ghi nhớ ô vuông thức ăn cho trẻ để có cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé 6 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi vừa ngon vừa chất lượng.

- Các loại thức ăn cơ bản để nấu cháo dinh dưỡng:

Đây là các loại lương thực phổ biến ở các nước như gạo, mì, ngô, khoai tây. Các loại thức ăn này cung cấp chủ yếu là đường từ tinh bột (gluxit) và nhiệt lượng cho cơ thể.

- Ô vuông thức ăn:

Cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé chất lượng nhất là dựa vào ô vuông thức ăn. Ô vuông thức ăn có sữa mẹ là trung tâm, xung quanh là 4 loại thức ăn có chứa chất bột, chất đạm, chất béo, vitamin và chất khoáng.



Ô vuông thức ăn cung cấp đủ chất béo, chất đạm, tinh bột, vitamin cho bé. (Ảnh minh họa)

+ Thức ăn cơ bản: Ngũ cốc, khoai củ

+ Thức ăn cung cấp chất đạm: Thịt, cá, trứng, tôm, cua, đỗ

+ Thức ăn có vitamin và muối khoáng: rau, quả

+ Thức ăn giàu năng lượng: Dầu, bơ, mỡ, lạc, mía, đường.

3. Nguyên tắc nấu cháo dinh dưỡng cho bé ăn dặm



Đảm bảo nguyên tắc nấu cháo từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc. (Ảnh minh họa)

Ăn bột, hoặc cháo dinh dưỡng nhuyễn được bắt đầu vào tháng thứ 5 (có nơi khuyến cáo nên bắt đầu vào tháng thứ 6). Phải tập cho trẻ quen dần với từng loại bột, do vậy phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé phải nấu từ loãng đến đặc (bột loãng, bột 5%, bột 10%, cháo loãng, cháo đặc).

- Mẹ nên nấu đến đâu ăn đến đó, không nấu trước rồi bảo quản, cháo sẽ bị mất chất. Lượng ăn của trẻ sẽ theo thứ tự như sau, mẹ lưu ý để nấu một lượng vừa phải: mỗi bữa vài thìa, 1/4 bát, 1/3 bát. 1/2 bát, 3/4 bát rồi 1 bát (200ml).

- Mỗi ngày nấu 1 bữa rồi 2-3 bữa, lúc đầu, mỗi ngày cho ăn một lần với vài thìa bột loãng sau khi bú, không thành bữa ăn riêng.

- Tập cho trẻ quen dần với từng loại thức ăn.

Ví dụ: nấu cháo loãng với một ít thịt nghiền (thịt xay), sau 1 tuần nếu thấy tiêu hóa tốt thì cho ăn bột nấu với một lượng nhỏ thịt nghiền, rồi toàn bộ thịt nghiền. Nấu bột với thịt nghiền có thể áp dụng cho cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé 8 tháng tuổi trở đi.

4. Cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé theo độ tuổi

- Cách nấu cháo khi bé mới bắt đầu ăn dặm: Sau khi bú mẹ 7-6 lần, nấu thêm cho bé 50-100ml cháo loãng kết hợp 1-2 thìa quả nghiền.

- Cho trẻ 7-8 tháng: Sau khi bú mẹ 5-4 lần, nấu thêm 2 bữa, mỗi bữa 200ml cháo với thịt băm, trứng,...và 5-6 thìa quả nghiền.

- Với bé 10 tháng tuổi hoặc đã qua 9 tháng tuổi: Nấu 2-3 bữa, mỗi bữa 200ml với thịt, trứng, rau và 7-8 thìa quả nghiền.

- Nấu cháo dinh dưỡng cho bé 11-12 tháng tuổi: Nấu ngày 3 bữa, mỗi bữa 200ml cháo với trứng, thịt, rau, cá và 8-10 thìa quả nghiền.

5. Lưu ý về cách nấu cháo dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm



Tất cả các món nấu cho trẻ ăn dặm đều phải được nghiền nhuyễn. (Ảnh minh họa)

- Tất cả các món cháo nấu phải được xay nhuyễn ở dạng bột.

- Không nên lạm dụng những đồ ăn, thức uống có đường để bổ sung vitamin.

- Không bổ sung protein bằng đồ hộp nướng, rán.

- Cho trẻ ăn từ ít tới nhiều, từ loãng đến đặc và mỗi lần chỉ cho trẻ ăn một loại thức ăn mới.

- Đảm bảo vệ sinh trong khi sơ chế, nấu nướng cho và trẻ ăn.

- Tham khảo công thức nấu ăn khoa học, đảm bảo đủ chất đạm, chất bột, chất béo, vitamn và khoáng chất cho con.

Hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp các mẹ có thêm thông tin để có
cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé an toàn, đủ chất, đúng chế độ theo từng thời kỳ phát triển của con từ lúc sinh ra đến 12 tháng tuổi.

Cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé từ lúc ăn dặm đến 12 tháng tuổi

Hiện nay việc kinh doanh cháo dinh dưỡng đã trở thành nguồn thu nhập chính của không ít gia đình nên nhiều người đã cố công tìm vài cách nấu cháo dinh dưỡng để bán.


Tô cháo dinh dưỡng đủ chất là yêu cầu tối thiểu

Nếu bạn cũng đang có ý định kinh doanh cháo dinh dưỡng, tại sao lại không thử tìm hiểu cách nấu cháo dinh dưỡng ngon bổ sau nhỉ?

Chuẩn bị nguyên liệu:

Một bữa bán cháo dinh dưỡng bạn cần chuẩn bị rất nhiều món ăn kèm đa dạng với nhiều màu sắc khác nhau. Có như vậy, người mua cháo sẽ có thêm nhiều lựa chọn.

Đầu tiên, muốn có được mẻ cháo dinh dưỡng đạt chuẩn phải đảm bảo một phần cháo của bé có đủ 4 nhóm thành phần dinh dưỡng:
Tinh bột: gạo tẻ, gạo nếp, gạo lúa mì…
Chất đạm: thịt bò, thịt heo, thịt bồ câu, cá, tôm, cua…
Chất béo: dầu cá hồi, dầu oliu, dầu gấc, dầu cải…
Vitamin và khoáng chất: rau cải, rau ngót, rau mồng tơi, rau dền, bí đỏ, cà rốt, khoai tây, khoai mỡ…

Ngoài ra, bạn nên xay sẵn ít bột đậu (đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ, mè đen…) để có thể thay đổi đa dạng các món.

Sau khi có đủ các thành phần nguyên liệu, hãy bắt tay vào sơ chế và chế biến. Tuy nhiên, nếu cần dự trữ thực phẩm, bạn nên cấp đông ngay sau khi làm sạch nguyên liệu để tránh biến chất.

Đây là công thức chung để bạn áp dụng trong cách nấu cháo dinh dưỡng để bán cũng như nấu ở nhà. Tùy thuộc vào điều kiện vùng miền, bạn có thể thêm vào các loại nguyên liệu giàu dinh dưỡng khác để tiết kiệm chi phí và tận dụng được thực phẩm sạch trong vùng.

Cách sơ chế thực phẩm để nấu cháo dinh dưỡng

Cháo là món ăn dễ nấu và tưởng chừng như bất cứ ai cũng nấu được nhưng biết cách nấu cháo dinh dưỡng để bán thì không phải ai cũng làm được. Một trong những bí quyết giúp các món cháo dinh dưỡng thơm ngon đó chính là cách sơ chế thực phẩm.

Sơ chế nguyên liệu đúng cách là một trong những bí quyết giúp cháo dinh dưỡng thơm ngon (Ảnh mang tính minh họa)

- Đối với các món thịt heo, thịt bò,… nên rửa qua với ít gừng để khử mùi hăng trước khi hầm mềm

- Đối với các món có mùi tanh như cá, cua, tôm… nên xử lý sạch đường gân hoặc máu trước khi chế biến và chế biến ngay khi vừa làm sạch để giữ độ tươi ngon của thực phẩm. Muốn gia tăng vị thơm ngon cho món ăn, nên tao qua hành phi trên bếp nóng trước khi cho vào cháo.

- Với rau, nên nhúng qua nước cháo trước khi xay nhuyễn nếu muốn rau biến hoàn toàn

- Khi xay nhuyễn các thức ăn, có thể thêm vào ít cháo để tránh quá đặc hoặc quá khô.

- Muốn cháo dẻo ngon, có thể pha 1/3 gạo nếp vào phần gạo nấu cháo.

Cách nấu cháo dinh dưỡng để bán

Bát cháo dinh dưỡng dẻo thơm giúp bé ăn ngon miệng hơn

Với cách nấu cháo dinh dưỡng để bán dưới đây, bạn sẽ thấy công thức không khác biệt là bao so với cách nấu cháo dinh dưỡng tại nhà nhưng để tăng thêm phần lợi nhuận, bạn nên biết cách tiết kiệm nhiên liệu:

- Nấu một nồi cháo trắng vừa nở búp. Sau đó đậy kín nắp khoảng 2 tiếng để cháo bung nở hoàn toàn. Khi sắp dọn bán, đem cháo ra lò nấu sôi thêm lần nữa và khuấy đều để cháo nhuyễn. Bằng cách này, bạn sẽ tiết kiệm được chi phí cho nhiên liệu khá tốt.

- Tiếp theo, làm chín các nguyên liệu khác bằng cách luộc, hấp hoặc phi thơm và xay nhuyễn mỗi món với ít cháo để tránh để lâu nguyên liệu sẽ khô. Tuy nhiên, với cách này, bạn chỉ có thể bán hết trong ngày và không tái sử dụng vào hôm sau.

Cần thiết phải tô màu bát cháo dinh dưỡng

- Mỗi buổi bán, nên có đủ các món với các màu sắc xanh, đỏ, vàng… để giúp tô màu bát cháo cho bé. Làm vậy, các phụ huynh sẽ có nhiều lựa chọn hơn để quay lại vào hôm sau.

- Sau khi đủ các món, bạn cho vào từng khay thực phẩm trên tủ bán cháo dinh dưỡng.

- Đến giờ khách mua hàng, bạn múc các món thuộc nhóm chất đạm theo yêu cầu và thêm vào món rau, củ bạn chuẩn bị trong ngày.

Mong rằng với
cách nấu cháo dinh dưỡng để bán trên đây, bạn sẽ có thêm nguồn tham khảo hữu ích trước khi mở tiệm kinh doanh cháo dinh dưỡng nhé! Chúc bạn thành công!

Học lỏm cách nấu cháo dinh dưỡng để bán

Việc mỗi ngày phải nấu vài món cháo dinh dưỡng cho con đổi vị khiến bạn tốn nhiều thời gian song lại không ngon như cháo bán sẵn. Để nấu được bát cháo dinh dưỡng, thơm ngon cho bé, bạn đừng bỏ qua những bí quyết của Hello Bacsi nhé.

Muốn có bát cháo dinh dưỡng thơm ngon cho bé, bạn cần chú ý đến nguyên liệu. Nguyên liệu tươi ngon, giàu dưỡng chất là tiêu chí hàng đầu. Ngoài ra, khi nấu cháo bạn còn cần phải tuân thủ một vài lưu ý riêng với từng loại thực phẩm để giữ đầy đủ các vi chất dinh dưỡng giúp bé phát triển khỏe mạnh.

Nguyên tắc chọn thực phẩm để nấu cháo dinh dưỡng

Thực phẩm nấu cháo dinh dưỡng cho bé phải đảm bảo ba tiêu chí: tươi, sạch và giàu dưỡng chất. Bạn nên mua
thực phẩm hữu cơ để đảm bảo chúng không có chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học.

1. Gạo

Đây là nguyên liệu không thể thiếu trong nhiều món cháo dinh dưỡng cho bé. Hãy chọn loại gạo có hạt tròn đều, còn lớp cám để nấu cháo cho bé.

Để có bát cháo dinh dưỡng dẻo thơm, bạn nên chọn loại gạo dẻo. Ngoài ra, bạn có thể trộn thêm gạo nếp theo tỷ lệ 2 gạo tẻ : 1 gạo nếp để nấu cháo cho bé.

Lưu ý là bạn không nên vo gạo quá kỹ khi nấu cháo mà chỉ nên vo nhẹ để loại bỏ bụi bẩn. Việc vo gạo quá kỹ sẽ khiến vitamin B1 trong lớp cám gạo bị rửa trôi.

2. Rau củ quả

Tuyệt đối không chọn rau củ quả đã héo úa, giập nát và có mùi lạ để nấu cháo dinh dưỡng cho bé. Sau khi sơ chế cần rửa sạch, ngâm trong nước muối.

Với các loại rau ăn lá, bạn chỉ dùng phần lá, thân mềm, phần thân già cứng dưới gốc có thể bỏ đi. Còn với các loại củ quả, bạn cần gọt bỏ vỏ trước khi chế biến thức ăn cho bé.

3. Cá, tôm, thịt

Bí quyết để chọn mua các loại thịt, cá tươi ngon là màu sắc tươi tự nhiên, chạm vào thấy ráo tay, có độ đàn hồi. Bạn tránh mua thịt, cá đã có màu sắc kém tươi, màng ngoài nhớt, chạm vào thấy dính vì chúng là đồ đã ôi thiu hay để lâu ngày.

Với các loại thực phẩm như cá lóc, cá điêu hồng, tôm, cua, lươn, chim bồ câu…, bạn chỉ nên mua những con vẫn còn sống để nấu cháo cho bé.

4. Dầu ăn

Dầu ăn (chất béo) gồm: dầu thực vật và dầu động vật (mỡ). Dầu ăn giúp đảm bảo khả năng hấp thu dinh dưỡng và tăng cường năng lượng cho trẻ. Ngoài việc giúp hình thành mô mỡ giữ ổn định thân nhiệt, chất béo còn góp phần hoàn thiện cấu trúc mô não và thúc đẩy cơ thể sản sinh lượng vừa đủ các hormone quan trọng.

Do đó, khi chọn dầu ăn cho bé, bạn nên chọn mua các loại dầu ăn dành riêng cho trẻ nhỏ của những thương hiệu có uy tín. Các loại dầu đó bao gồm: dầu gấc, dầu mè, dầu đậu nành, dầu ô liu, dầu gạo, dầu hướng dương…

Những lưu ý khi nấu cháo dinh dưỡng cho bé






Bát cháo dinh dưỡng cho bé phải luôn có đủ 4 nhóm thực phẩm thiết yếu: tinh bột, rau củ quả (chất xơ và các vitamin), đạm, chất béo. Ngoài ra, khi nấu cháo dinh dưỡng cho bé, bạn cần lưu ý những điều sau:
Bạn nên sắm một bộ gồm: nồi, dao, thớt, khay trữ đông cháo, chén, muỗng cho bé dùng riêng để đảm bảo vệ sinh.
Gạo và các loại hạt đậu khô nên ngâm trước khi nấu giúp tiết kiệm thời gian. Trong khi nấu, hãy thường xuyên khuấy để cháo không bị cháy và thêm nước nếu cháo quá đặc. Khi cháo chín, hạt gạo nở bung đều, bạn tắt bếp, đậy nắp nồi cho cháo chín mềm nhừ. Ngoài ra, bạn có thể dùng nồi cơm điện, nồi điện có chế độ nấu cháo hoặc bình ủ cháo để nấu cháo trắng cho bé.
Cho bé ăn ngay khi vừa nấu để cháo được ngon, hợp vệ sinh và không mất các chất dinh dưỡng. Không nên để cháo ở nhiệt độ thường, nếu cần trữ cháo cho bữa sau, bạn nên dùng dụng cụ bằng sứ hay thủy tinh có nắp đậy kín để đựng cháo và cất trữ trong tủ lạnh, hâm lại trước khi cho bé ăn. Bạn nên tránh để cháo qua ngày.
Không dùng nước hầm xương để nấu cháo dinh dưỡng cho bé. Tuy nước hầm xương ngon hơn, có vị ngọt tự nhiên nhưng không đủ dưỡng chất cần thiết so với việc nấu cháo có đủ thịt và các loại rau củ.
Luôn cho 1 – 2 thìa cà phê dầu ăn vào bát cháo dinh dưỡng trước khi cho bé ăn. Dầu ăn giúp bé hấp thu các dưỡng chất có trong thức ăn.
Nếu lỡ nấu cháo quá lỏng, bạn có thể cho ngũ cốc, bột gạo hay khoai tây, khoai lang đã nạo nhuyễn vào để cháo có độ sánh mong muốn.
Mỗi ngày, bạn có thể cho trẻ ăn từ 1 – 2 bữa cháo dinh dưỡng hải sản. Song bạn cần lưu ý tập cho bé ăn từ ít đến nhiều, đồ ăn cần phải nấu chín kỹ để tránh ngộ độc, nhiễm ký sinh trùng. Nếu nhận thấy bé dị ứng với món nào, bạn cần ghi chép lại cụ thể và theo dõi nhằm loại trừ nguyên nhân gây dị ứng.
Hãy đổi món cho bé thường xuyên để bé đỡ ngán. Các món thay thế cháo bạn có thể cho bé ăn là: bún, mì, nui, phở…

Trổ tài nấu cháo dinh dưỡng cho bé cực ngon